Love in the Time of Cholera (Tình yêu thời thổ tả)

(Backup from Y!360)

Lần đầu tiên đọc cuốn này, tôi chỉ gim lại trong đầu hình ảnh về một người đàn ông bị người phụ nữ của mình từ chối trong một hoàn cảnh trớ trêu. Sau đó, ông ta chờ đợi trong vô vọng người phụ nữ của đời mình, làm mọi điều, ngay cả ngủ với người khác mà trong đầu luôn luôn chỉ là người phụ nữ đó. Cuối cùng, ngày ông ta chờ đợi cũng đã đến, họ cùng nhau nằm trên một chiếc tàu treo cờ dịch tả trôi bất định trên sông.

Không hiểu sao, tôi chỉ nhớ lại được từng đó, và cũng đi nói với mọi người là cuốn sách đó hay. Nhiều người hỏi tại sao hay, tôi cũng chỉ nói được lại như thế.

Love in the Time of Cholera, 2007, Tagline : “How long would you wait for love?”.

Hãy khoan nói tới những gì gim lại trong đầu tôi về cuốn sách, tagline đó ko thực sự hấp dẫn và đúng như những gì tôi nghĩ. Một người mơ mộng đang yêu sẽ nói, tôi sẽ chờ cả đời cho tới khi người tôi yêu thương trở lại, một người thực tế sẽ nói đó là chuyện tầm phào, tầm phào. Làm sao cô ta quay trở lại được nữa, làm sao mà cho đến giờ vẫn có người tin rằng tình yêu sẽ tồn tại vĩnh viễn được nữa. Người đàn ông trong film quả thật đã chờ, và chờ theo cách của ông ta.

Phần 1 trong film, nhân vật nam chính của chúng ta có một tình yêu đẹp, có đầy đủ những bức thư tình lãng mạn, lời cầu hôn ở dưới hiên và cô gái nhận lời cầu hôn đó. Hơn cả thế nữa, có sự cản trở tới tận cùng của cha cô gái (bắt cô gái phải đi xa). Đó sẽ là một tình yêu cổ tích với cái kết có hậu. Đỉnh điểm phần 1 và tiếp nối tới phần 2 là sau khi cô gái quay lại, trong giây phút gặp lại cô chợt nhận ra tại sao mình có thể yêu người đàn ông lam lũ, đơn giản, chỉ là một công chức quèn đánh điện tín đó.

Đất sụp trời sụp. Một lời từ chối ngay từ lần đầu tiên gặp lại. Một cảm giác hụt hẫng, thất vọng khó tả. Nhưng đó là cảm giác thật của cô gái. Trách hay không trách cô gái, đó không phải là điều mà bạn nên làm mà hãy thử nghĩ xem nếu mình ở hoàn cảnh của cô gái đó, mình sẽ làm gì.

Phần 2, sự chờ đợi của một cái bóng. Đó mới thực sự là điểm bắt đầu của câu chuyện, của một câu chuyện khác với những câu chuyện có hậu mà người ta vẫn đọc hàng ngày. Quay lại tagline, người đàn ông này đã chờ 51 năm mấy tháng mấy ngày (chỉ có anh ta là nhớ rõ, đó ko phải là câu chuyện của tôi!). Nhưng anh ta chờ thế nào ? Ngay trong lúc thất vọng nhất, mẹ anh ta đẩy anh ta tới một chỗ làm việc xa thật xa để mong anh có thể quên được cô gái. Trên tàu thủy, anh ta bất chợt bị kéo vào một khoang tàu, bị cưỡng bức để làm cái việc mà anh ta đã giữ nhất quyết không làm khi vào nhà thổ cùng bạn. Và rồi sau đó, anh ta tò mò, anh ta dõi theo 3 cô gái trong khoang để xem ai là người đã quan hệ với mình. Khi ba cô gái đó xuống bến tàu, anh ta lại nôn mửa vì chính mình, vì hành động đã phá vỡ lời thề của mình.

Đó là người. Đàn ông sống như một cái bóng. Nhưng đó cũng có thể là hành động của bất cứ ai. Trong lúc tuyệt vọng nhất vì tình yêu, trong lúc tưởng chừng mình không còn có thể làm gì khác ngoài việc đau khổ vì tình yêu thì lại có tình cảm khác. Đó chỉ là biểu hiện của một con tim vẫn đang đập. Chẳng nên so sánh điều này với những gì cô gái đã làm ở đoạn kết phần 1. Cả hai đều là con người. Khi cần, người ta tự xoa dịu mình bằng cách nói “phù, dù sao mình cũng là người”, và khi cần, người ta cũng vênh mặt lên để nói mình là giống thượng đẳng nhất trần gian này.

Thế rồi, anh ta cứ tiếp tục già đi, cứ tiếp tục chữa cái bệnh nhớ người yêu của mình bằng cách quan hệ với những cô gái khác. Sex cure every hurts. Tôi lại liên tưởng tới The Isle, có thể vì tôi xem ít film nên chỉ biết có từng đấy, nhưng rõ ràng idea này là giống nhau, có khác chăng nhân vật ở những hoàn cảnh khác nhau. Còn cô gái, lấy ông bác sỹ, người đã khám bệnh cho mình và yêu mình điên cuồng, sống hạnh phúc với chồng, đôi khi thi thoảng có nhớ quay nhớ quắt anh chàng nhưng rồi tình yêu của chồng cô gái đã lại chiến thắng người đàn ông như một cái bóng, người đàn ông chỉ có tình yêu của mình.

Phần 2 kết thúc bằng việc anh chàng nhân vật chính lúc này đã rất già, đang nằm cạnh cô bồ mới nhất (đang còn là sinh viên). Chuông nhà thờ rền vang, và chỉ có big fish gone away thì chuông nhà thờ mới rền như vậy. Nhân vật chính bật dậy, biết rằng ông bác sỹ đã chết, chờ đợi ngay sau đám tang và đến nhà cô người yêu – bà lão. Ông nói về khoảng thời gian chờ đợi, và nói rằng đã đến lúc của ông.

Phần 3, sự giằng xé của người phụ nữ, sự chấp nhận lại những kí ức đẹp đẽ, đêm tân hôn đầu tiên của ông lão với bà già theo cách mà ông lão tự gọi, rồi hai người bỏ đi.

Không có ý định review sách hay film, chỉ muốn viết một cái gì đó sau khi xem hết 2h18′ “Love in the Time of Cholera”, version 2007. Giữ lại y nguyên những gì mình nghĩ trong đầu, có chăng là thêm sự thấu hiểu về hoàn cảnh trong film khi đối chiếu lại những gì mình đã trải qua. Film quay đẹp như cảnh của châu Mỹ hoang sơ và quyến rũ cuối thế kỷ IXX.

Kết. Hãy đọc truyện và xem film, cho dù rất nhiều người khi được tôi giới thiệu cuốn sách và đã đều không thích. Nếu xem film, hãy chú ý tới cảnh nhân vật nam chính trở về nhà cùng cô bồ, người chỉ mới quen trong Festival thơ. Họ làm tình với nhau, họ sáng tác ra một bài thơ trong lúc đó “Divined Love”. Nhấc người lên cho tinh thần, hạ người xuống cho thể xác. Có thể bạn đã hiểu, cũng có thể, bạn sẽ hiểu điều này vào một ngày nào đó.