Hộp của bạn có gì?

1.Vấn nạn của bản thân, mà dường như là vấn nạn của nhiều người xung quanh là luôn kiếm tìm giải pháp bên ngoài cho vấn đề của mình. Càng tìm, càng suy nghĩ nhiều, càng phải kiểm soát nhiều và kết cục là giải pháp càng tệ hơn.

2.”Inside the box” là một cuốn sách muốn bạn nghĩ ngược về những gì mà thế giới đang hô hào “Think outside the box”. Mọi người xung quanh vẫn cứ thường nói đùa với nhau biết được “the box” thực sự là cái gì đâu mà think inside hay outside cho mắc mệt? “Inside the box” cung cấp cho người đọc một framework và các ví dụ rất hay liên quan tới framework này để có thể học hỏi, thực hành được cho vấn đề của riêng mình. Mà Framework nghe có vẻ đơn giản lắm, toàn cộng trừ nhân chia thôi à.

3.Một ví dụ của phép trừ (subtraction) đang đọc tới là việc phát minh ra Sony Walkman. Chiếc máy nghe nhạc bỏ túi này được một thành viên của Sony nghĩ tới khi liên tục phải đi công tác xa nhà. Hồi đó Sony cùng các hãng khác vẫn đang đánh nhau chết bỏ trong thị trường cassette (có loa, có đầu đọc và đầu ghi). Walkman được thiết kế gọn nhẹ, trừ đi loa (thay bằng headphone), trừ luôn phần đầu ghi (chỉ đọc). Lúc làm xong, thử test thị trường không ai thích. Cũng bởi là phát minh của một thành viên cấp cao nên Sony Walkman vẫn tiếp tục được đưa ra thị trường với kỳ vọng bán được 5.000 máy/tháng. Hai tháng đầu tiên ở Nhật Bủn, 50.000 máy Walkman đã được bán thành công.

Ngày nay, ví dụ điển hình của phép trừ chính là các sản phẩm của Apple. Khi mà Nokia và Blackberry còn đang làm mưa làm gió thì Apple đã quyết định tung ra điện thoại … không có bàn phím và thành công vang dội. Nếu để ý, máy Macbook của họ đã lần lượt trong 3 năm qua bỏ đi đầu đọc CD, bỏ đi cổng kết nối mạng LAN (Ethernet), mới gần đây là làm thêm phép Unification với cổng USB-C đảm nhiệm được luôn DisplayPort, HDMI, nguồn, USB và VGA.

4.Một cuốn sách khác được đọc chút một chút một trong thời gian này là “Trái tim mặt trời” của thầy Thích Nhất Hạnh. Nếu “Inside The Box” khuyến khích mọi người nhìn vào Closed World của mình để tìm giải pháp từ ngay chính trong đó thì “Trái tim mặt trời” nói thế này :

[quote cite=”Thích Nhất Hạnh”]Kinh Niệm Xứ, một kinh dạy về chánh niệm thường dùng những mệnh đề “quán niệm thân thể nơi thân thể”, “quán niệm cảm thọ nơi cảm thọ”, “quán niệm tâm thức nơi tâm thức” và “quán niệm đối tượng tâm thức nơi đối tượng tâm thức”. Tại sao có sự lặp lại những danh từ thân thể, cảm thọ, tâm thức và đối tượng tâm thức? Một vài luận gia nói rằng đó là để nhấn mạnh về những danh từ đó. Tôi nghĩ không phải thế. Ý kinh là trong khi quán niệm, không cho đối tượng quán niệm là một cái gì biệt lập ngoài chủ thể năng quán. Phải sống cái đối tượng đó, phải hoà hợp với đối tượng đó, nhưng một hạt muối đi vào lòng đại dương để đo chất mặn của đại dương. Một công án thiền cũng vậy. Công cán không phải là một bài toán mà ta có thể giải bằng trí lực (intellect) của mình. Công án không phải là công án của kẻ khác. Công án phải là công án của mình, là vấn đề sinh tử của đời mình. Nó không thể tách rời cuộc sống hàng ngày của mình. Công án phải được “cấy” vào trong thịt, trong xương, trong tuỷ của mình, và mình trở thành miếng đất nuôi dưỡng nó. Có thể thì hoa trái của nó mang tới mới là hoa trái của tự tâm mình được.[/quote]

Sống với vấn đề của mình, nhìn vào bên trong, nhìn thật kỹ trong hộp (toolbox) của mình trước khi đòi hỏi thêm những gì khác ở bên ngoài. Bên ngoài, có chắc tốt?